Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Thuế nhập khẩu làm yếu ngành sơn, sơn tĩnh điện bột - thua vì thuế


Theo đánh giá của Hiệp hội Sơn- Mực in Việt Nam (VPIA), mức thuế NK hiện nay vẫn quá thấp tạo ra sự không công bằng với các DN sản xuất sơn bột tĩnh điện trong nước. Lợi dụng mức thuế thấp, nhiều DN NK sơn thành phẩm về cạnh tranh với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước và DN có vốn FDI trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị NK sơn về sử dụng, khiến các DN sơn bột trong nước bị mất thị trường.

Hiện tại, cơ quan hải quan đang áp mã số HS cho sơn bột nhập khẩu là 3907 30 20 00- loại dùng để phủ, dạng bột cho sản phẩm sơn bột tĩnh điện gốc nhựa Epoxy và mã 3907 99 40 00- loại dùng để phủ, dạng bột cho sản phẩm sơn bột tĩnh điện gốc nhựa Polyester NK với mức thuế là 3% cho sản phẩm của các nước ngoài khu vực Đông Nam Á và AFTA. Theo VPIA, mức thuế 3% áp cho sơn NK là cũng vừa được điều chỉnh từ năm nay theo kiến nghị của các DN sản xuất sơn bột tĩnh điện trong nước, trước đây mức thuế áp cho sản phẩm sơn là 0%, nguyên do là dùng mã HS của nhóm nhựa nguyên sinh áp. 
Theo ông Bùi Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Đại Phú, dù đã tăng mức thuế suất lên nhưng vẫn áp nhóm nhựa nguyên sinh thì vẫn không đúng và không thuyết phục. Các Doanh nghiệp NK sơn bột tĩnh điện dùng tên gọi khác theo gốc nhựa để lách luật từ đó ngành hải quan cứ căn cứ tên gọi mà áp vào nhóm sản phẩm nhựa. Trong khi sơn bột được sử dụng sản xuất từ nhiều gốc nhựa khác nhau nên sẽ có nhiều tên để khai hải quan. Theo kiến nghị của các DN sơn trong nước, hải quan phải áp mã số HS vào nhóm 32 thay cho 39 (nhóm cho các loại nhựa nguyên sinh) hiện tại. Ông Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Công ty Tân Nam Phát cho biết, để có 1 kg sơn bột thành phẩm, ngoài nguyên liệu nhựa nguyên sinh còn phải có 5-6 phụ gia khác, trong đó, trừ nguyên liệu nhựa có thuế 0%, còn các phụ gia đều chịu thuế suất NK từ 5-10%. Các thiết bị máy móc sản xuất sơn bột cũng phải chịu mức thuế nhập khẩu 25 – 30%. Trong khi đó, DN NK sơn bột thành phẩm đưa vào thị trường tiêu thụ gây khó khăn cho các DN sản xuất trong nước. Hàng năm, hàng ngày tấn sơn bột (tên gọi của ngành Hải quan: chất phủ bề mặt dạng bột) NK vào thị trường Việt Nam. Do DN sản xuất trong nước không cạnh tranh được nên 2 nhà máy đã đóng cửa. Trong đó, có 1 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng, 3 năm nay họ ngưng sản xuất và nhập sơn bột về để phân phối tại thị trường Việt Nam vì lợi nhiều hơn so với sản xuất. Tổng công suất của 17 nhà máy sản xuất sơn bột đang hoạt động trong nước hiện tại đáp ứng từ 23.000 – 24.000 tấn/năm, trong khi tổng tiêu thụ từ 14.000 – 16.000 tấn/năm. Các DN, kể cả đáp ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu nhưng hiện vẫn mới chỉ khai thác được 50 – 60% công suất. Việt Nam đang nhập sơn bột từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Ngoài ra một lượng sơn nhập vào bằng đường biên tràn ngập thị trường. 
Ông Tuấn Anh cho biết thêm, công ty đang cung cấp sơn cho một số hãng cung cấp phụ tùng cho hãng xe hơi của Hà Lan, và xe máy ở các nước trong khu vực. Ông Dũng cũng cho hay, sản phẩm công ty còn xuất ngược cho các DN mà họ từng làm nhà phân phối sơn bột trước kia. Xét về yếu tố kỹ thuật, chất lượng, sản phẩm sơn bột Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường xuất khẩu. Thuế NK sơn Việt Nam vào các thị trường trong khu vực vẫn đang chịu mức thuế suất cao hơn so với mức thuế Việt Nam tính cho sản phẩm sơn bột NK vào thị trường nội địa hiện tại, cũng như đều áp mã số HS đúng nhóm sơn. Như tại thị trường Singapore, Malaysia, Philippines, Trung Quốc đều áp mã thuế NK mã HS sơn bột là 10%, tại Thái Lan là 5%, Hàn Quốc là 6%. Với 17 nhà máy hoạt động trên cả nước, Việt Nam hiện đang có nhiều nhà máy sản xuất sơn bột tĩnh điện nhiều nhất trong khu vực. Tổng mức tiêu thụ của thị trường Việt Nam chỉ ngang bằng Malaysia, Indonesia và thấp hơn so với Thái Lan. Trong tình hình Việt Nam đang dư công suất sơn bột, các nhà máy phải cạnh tranh khốc liệt với nhau để tồn tại, bên cạnh đó, DN trong nước lại phải đang cạnh tranh với hàng XK. 
Ngoài ra, một phần thị trường là các nhà máy sản xuất thiết bị, linh kiện, xe đạp có vốn đầu tư Đài Loan, Trung Quốc, DN sơn trong nước không thể tiếp cận để bán hàng. Vì những DN này thường chọn NK sơn từ nước họ mang sang Việt Nam để phục vụ cho sản xuất. Do đó, theo ý kiến các DN sơn bột trong nước, cơ quan quản lý cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh thông qua áp đúng mã HS và thuế cho sơn bột NK. Khi mình áp đúng mã, tên gọi thì không lo vi phạm đến quy định của WTO.
Ái Vân
Thời báo Kinh tế Việt Nam
 - Số 110 (08/5/2012)

SƠN BỘT TĨNH ĐIỆN: THUA VÌ THUẾ
Hiện các nhà máy sản xuất sơn bột tĩnh điện trong nước dù chỉ khai thác khoảng 50% công suất thiết kế nhưng đầu ra vẫn cao gấp đôi nhu cầu sử dụng. Nghịch lý là mặt hàng ngày vẫn được nhập về. 

Ngành sản xuất sơn bột (sơn bột tĩnh điện) Việt Nam được hình thành từ năm 2002 xuất phát từ nhu cầu phục vụ làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện, sản phẩm tiêu dùng… Theo Hiệp hội Sơn- Mực in Việt Nam (VPIA), tính đến năm 2009, ngành có 19 doanh nghiệp, vốn đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài với năng lực sản xuất tổng cộng 26.400 tấn/năm. Tuy nghiên, trong năm 2009, một doanh nghiệp trong nước phá sản, một doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài ngưng sản xuất, chuyển sang nhập khẩu. Hiện ngành còn lại 17 doanh nghiệp với tổng công suất 24.100 tấn/năm, trong khi nhu cầu tiêu dùng chỉ ở mức 14.000 – 16.000 tấn/năm. 
Mặc dù sức sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa và năng lực xuất khẩu, nhưng một lượng lớn sơn bột tĩnh điện hàng năm vẫn được nhập về, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất. Theo VPIA, trong năm 2011 ước tính có khoảng 2.300 tấn sơn bột tĩnh điện nhập khẩu vào Việt Nam (chiếm trên 15% nhu cầu tiêu dùng trong nước), chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan, chưa tính đến lượng hàng nhập qua đường tiểu ngạch. 
Hiện sơn bột tĩnh điện nhập khẩu vào Việt Nam đang được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%. Theo một số doanh nghiệp sơn bột tĩnh điện, đây là thuế suất bất hợp lý vì sơn bột tĩnh điện được nằm chung với nhựa nguyên sinh (nguyên liệu sản xuất sơn bột tĩnh điện) trong biểu thuế nhập khẩu nên được hưởng thuế suất 0% trong mã hàng 39 dành cho nguyên liệu, thay vì phải nằm trong mã 32 dành cho sản phẩm sơn. 
Ông Bùi Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH TM Đại Phú, doanh nghiệp có năng lực sản xuất sơn bột tĩnh điện 4.000 tấn/năm cho rằng các công ty nhập khẩu đang lách thuế bằng cách khai mặt hàng sơn bột tĩnh điện là chất phủ bề mặt dạng polyester hay epoxy- chất nhựa nguyên sinh làm nguyên liệu sản xuất. Trong khi đó, để sản xuất sơn bột tĩnh điện, doanh nghiệp trong nước phải qua nhiều công đoạn, dùng nhiều phụ gia. Cụ thể, doanh nghiệp phải dùng đến nhựa nguyên sinh, cho thêm chất đóng rắn, bột màu, phụ gia và chất độn, và qua nhiều công đoạn gồm: trộn, đùn, cán, cắt, nghiền mịn và đóng gói. 
Chưa hết, doanh nghiệp sản xuất sơn bột tĩnh điện trong nước đang phải chịu thuế suất nhập khẩu từ 3 – 10% đối với nhiều loại phụ gia và máy móc sản xuất sơn bột cũng phải đóng thuế nhập khẩu từ 25 -30%. 
Đây cũng chính là lý do dẫn đến một doanh nghiệp FDI quyết định ngưng sản xuất và chuyển sang lĩnh vực nhập khẩu- phân phối, cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. 
Nhắc đến chuyện bị thua thiệt trên sân nhà, Ông Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Công ty TNHH TM SX DV Tân Nam Phát cầm trên tay bao đựng sơn bột tĩnh điện nói đi nói lại: “Một ki lô gam sơn bột này tạo ra biết bao việc làm…” 
Trên thực tế, từ tháng 08/2011, VPIA đã gửi công văn lên Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan Việt Nam nêu ý kiến về vấn đề này. Bộ Công Thương cũng đã có ý kiến với Bộ Tài chính. Kết quả, trong biểu thuế 2012 của Việt Nam, thuế suất dành cho chất phủ bề mặt từ polyester hay epoxy đã được điều chỉnh từ 0% lên 3% dành cho thuế suất MFN-WTO ưu đãi và 4,5% cho thuế thông thường. Tuy nhiên, hiệp hội cho rằng mức này vẫn còn thấp vì quy định WTO cho phép đến 6%. Đó là chưa kể nếu mặt hàng sơn bột tĩnh điện được bóc tách hẳn khỏi mã hàng 39 để xếp vào mã 32 trong biểu thuế thì nó phải chịu thuế MFN-WTO đến mức 20 – 30%. 
Riêng đối với hàng nhập từ các nước Đông Nam Á (ASEAN), chất phủ bề mặt từ polyester hay epoxy vẫn được giữ mức thuế 0% trong biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam. Theo công văn số 12679/BTC-CST của Bộ Tài chính trả lời VPIA, “danh mục biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam được thực hiện theo danh mục hài hoà và mô tả mã hàng hoá của các nước ASEAN theo cấp độ 8 số. Vì vậy, không thể tách riêng dòng thuế cho mặt hàng sơn bột tĩnh điện”. 
Tuy nhiên, VPIA cho rằng một số nước Đông Nam Á và Châu Á vẫn áp dụng mức thuế 5 – 10% cho sơn bột tĩnh điện tuỳ mã hàng hoá, chứ không phải mức 0% như Việt Nam đang áp dụng. 
Cho dù lỗi tại ại; cho dù ai đúng, ai sai thì doanh nghiệp sơn bột tĩnh điện vẫn cảm thấy họ đang bị thua thiệt trên sân nhà. Câu chuyện dạng này trước đây đã được nhắc đến không ít lần, chẳng hạn như chuyện đóng cửa nhà máy của doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử, khi việc nhập khẩu đem lại nhiều lợi ích hơn so với sản xuất. 
Thu Nguyệt 
Thời báo Kinh tế Sài gòn (03/5/2012)

2 nhận xét:

  1. LeBinh Group là Nhà phân phối chính thức các dòng sản phẩm của hãng Graco:

    MÁY PHUN SƠN
    MÁY PHUN SƠN XÂY DỰNG
    MÁY PHUN SƠN CÔNG NGHIỆP


    Đến với GRACO LÊ BÌNH, quý khách yên tâm về chất lượng và chính sách bảo hành đúng quy định của hãng. Mua máy phun sơn của chúng tôi, là quý khách mua trọn gói chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng và bảo quản, các dịch vụ sau bán hàng.

    Graco Lê Bình hân hạnh được bình chọn là nhà phân phối mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương:
    - Máy phun sơn: máy phun sơn dân dụng, máy phun sơn công nghiệp, máy phun sơn xây dựng, máy phun sơn tự động, ...
    - Máy phun bột bả, bột trét
    - Máy phun dung dịch chống thấm, phun dung dịch chống rỉ sét, phun foam, ...
    - Máy phun áp lực cao làm sạch bề mặt
    - Hệ thống bôi trơn tự động
    - Máy phun sơn vạch kẻ đường, sơn vạch giao thông
    - Máy xóa sơn kẻ vạch đường, sơn kẻ vạch giao thông

    LeBinh Group - Nhà phân phối chính thức của GRACO tại Việt Nam.

    Nguyễn Minh Phương
    Lebinh Group
    Số 40, ngõ 140/1 phố Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel: +84-4-35376753 - Hotline: 096.434.3168
    Email: sales@lebinh.vn
    Website: http://www.lebinh.vn

    Trả lờiXóa
  2. thuế mặt này cao quá, trong khi nhìu mặt thì lại giảm làm lời cho nuoc ngoài
    -------------------------------------tiny-----------------------------------------------
    Máy sơn cửa tự động

    Trả lờiXóa